Bỏ túi ngay một số mẹo nhận biết nguồn nước giếng khoan nhà bạn đang “ Không An Toàn”!

 

Hiện nay ở một số khu vực vùng núi nông thôn hay ngoại thành các đô thị lớn vẫn sử dụng nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt đời sống hằng ngày. Nhưng ở mỗi một khu vực hay một mạch nước ngầm thì sẽ có các nồng độ hợp chất khác nhau không phải cứ khai thác nguồn nước tại đó lên là có thể sử dụng được. Vậy làm sao để nhận biết được nguồn nước nhà bạn có đủ tiêu chuẩn an toàn hay không. Hãy cùng Toàn Á tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

 

Những thành phần tạp chất có trong nước giếng khoan.

 

Nguồn nước giếng khoan do nằm sâu trong tình trạng yếm khí và tiếp xúc trực tiếp với đất nên có thành phần khá phức tạp. Nước giếng thường bao gồm các thành phần: chất khoáng hòa tan; sắt và mangan tồn tại ở dạng hòa tan; axit carbonic; khí metan, khí H2S, khí NH3; vi khuẩn tự nhiên; các chất hóa học và kim loại nặng. Có thể thấy, nhiều thành phần có trong nước này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng như kim loại nặng, chất hóa học, vi khuẩn…

 

Các hoạt động sản xuất và sinh hoạt dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường đất dù là sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp. Điều này làm suy giảm nhanh chóng chất lượng nước giếng khoan, đối với những nơi mà cư dân buộc phải sử dụng nguồn nước này thì hệ lụy tất yếu là đối mặt với nguy cơ bệnh tật rất cao. Tuy nhiên ở mức độ vừa phải thì nước giếng khoan chúng ta vẫn có thể sử dụng sinh hoạt được còn trong trường hợp một số hợp chất có nồng độ quá cao thì chúng ta phải nhận biết được và loại bỏ.

Nguồn nước có nồng độ sắt ( Fe) cao.

Nước nhiễm sắt hay còn được gọi là nước nhiễm phèn là nước có hàm lượng sắt cao hơn 0.5 mg/l thường có mùi tanh khó chịu, chứa nhiều cặn bẩn màu vàng, nước thường đục. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến các trang phục màu trắng của nhà bạn bị ố màu sau mỗi lần giặt. hay các thiết bị điện, máy móc như bình nóng lạnh, bể chứa, máy giặt bị tắc nghẽn và ô xy hóa. Ngoài ra còn có hiện tượng là nguồn nước mới lấy từ giếng khoan có màu trong. Nhưng chỉ sau khi để ngoài không khí khoẳng 10 phút bắt đầu có hiện tượng chuyển màu và có lớp váng . Đây là do nguồn nước bị nhiễm sắt, một số kim loại nặng khác sảy ra hiện tượng oxi hóa gây nên.

 

Sắt có mặt cả trong nước mặt và nước ngầm. Hàm lượng sắt trong nước tự nhiên rất dao động, tuỳ thuộc vào nguồn nước cũng như thành phần địa chất khu vực dòng nước chảy qua. Ngoài ra, tuỳ thuộc vào độ pH và sự có mặt của một số chất như cacbonat, CO2, O2, các chất hữu cơ tan trong nước, chúng sẽ oxy hoá hay khử sắt và làm cho sắt có thể tồn tại ở dạng tan hay kết tủa. 

>>> Lọc nước RO công nghiệp 

Nước có nồng độ magie cao.

Nước có nồng độ magie cao hay còn gọi là nước cứng bao gồm có Ca và Mg vượt tiêu chuẩn cho phép. Để nhân biết được điều này chúng ta phải nhớ rằng trong nước cứng cũng có thể chứa các ion sắt  khi bị oxi hóa, những ion này sẽ xuất hiện dưới dạng vết ố nâu đỏ trên bề mặt vật liệu tráng men hoặc vải sợi. Ngoài ra, những ion kim loại khác như stronti, nhôm, bari, mangan, kẽm cũng có thể gây ra hiện tượng nước cứng, nhưng vì hàm lượng

trong nước của những ion này thường rất thấp nên xem như không đáng kể.

 

Nước có nồng độ thạch tín cao

hững hệ lụy từ các cuộc chiến tranh trong quá khứ cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng nguồn nước ngầm, trong đó có việc tăng nhanh hàm lượng kim loại nặng và thạch tín. Một số khu vực có nguồn nước ngầm nhiễm asen nặng được xác định như Hà Nội và các khu vực lân cận bao gồm Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình… Các tỉnh thành ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang và vùng Tây Nguyên cũng có hàm lượng asen cao trong nước.

 

Khi nước ở tầng an toàn này bị khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tăng cao của người đã làm cho mực nước ở tầng này giảm đi nhanh chóng.

 

Ảnh hưởng của thạch tín trong nước 

Các ảnh hưởng tức thời còn được gọi là ảnh hưởng ngắn hạn và trung hạn. Chúng thường diễn ra sau khi một người uống nước chứa asen từ vài ngày đến vài tuần. Thời gian và độ nguy hiểm của các vấn đề sức khỏe tùy thuộc vào nồng độ asen và lượng nước mà người đó uống vào cơ thể. Nếu nước có chứa quá nhiều asen, ngộ độc thạch tín sẽ xảy ra.

Cách nhận biết nguồn nước giếng khoan nhà bạn có đảm bảo hay không?

Thông thường theo dân gian ngoài việc chúng ta có thể nhìn bằng thị giác thì việc sử dụng một số mẹo đơn giản của có thể đo lường mức an toàn cho nguồn nước của chúng ta như: sử dụng lá chè xanh ( hay còn gọi là lá chè tươi) để kiểm tra nguồn nước nhà bạn. Chuẩn bị 1 nắm lá chè tươi và 1 chậu nước giếng khoan tại nguồn nước bạn muốn kiểm tra. Rửa qua lá chè tươi bằng nước trong chậu hơi vò nhàu nát một chút cho chất nhựa trong lá tiết ra. Nếu chậu nước có màu trắng trong hoặc màu xanh của diệp lục lá thì nước của giếng được gọi là sạch. Nếu trong trường hợp sau khi vò qua lá chè xanh nước chuyển màu tím xanh lam thì nguồn nước đã bị nhiễm bẩn nhiều tạp chất ở nồng độ cao và khuyến cao không nên sử dụng.

 

Trên đây là một số thông tin do Toàn Á tổng hợp và cung cấp đến bạn hi vọng có thể giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức hơn về nguồn nước và nâng cao được sử khỏe cho cả gia đình.

Tham khảo thêm

Những điều cần biết về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống chúng ta

Những điều quan trọng về máy lọc nước đối với đời sống có thể bạn chưa biết!

Rời thành phố về miền quê sống liệu có trong sạch như chúng ta nghĩ?

[Bật mí cho bạn] Cách xử lý nước ô nhiễm bằng “ bèo Tây” cực kì đơn giản!

Những điều cần biết về tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống chúng ta

Nước ngọt là tài nguyên có tái tạo, nhưng sử dụng phải cân bằng nguồn dự trữ và tái tạo, để tồn tại và phát triển sự sống lâu bền. Con người, động, thực vật sẽ không tồn tại được nếu thiếu nước. Tuy nhiên, nước cũng gây tai họa và tử vong cho con người khi nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán.

Vai trò của nước trong sự sống con người.

Nước có vai trò quyết định sự sống. Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có tái tạo nhờ vòng tuần hoàn của nước. Tuy nhiên, nước cũng gây tai họa và tử vong cho con người khi nhiễm bẩn, bão lụt, hạn hán. Cách sử dụng nước hiện nay trong cộng đồng còn lãng phí rất lớn. Nhiều nơi người dân vẫn còn xem nước là nguồn tài nguyên vô tận và chưa thấy hết giá trị của việc thiếu hụt nguồn nước trong tình hình môi trường đang bị biến đổi, các nguồn nước đang ngày bị ô nhiễm và cạn kiệt.

Tầm quan trọng của nước sạch trong đời sống người dân Việt Nam.

Việt Nam đã có những tiến bộ rất lớn trong quá trình thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Năm 2010 đã có 83% người dân nông thôn được tiếp cận với nước sạch, so với 30% vào năm 1990. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước tăng tại các khu đô thị, trong hoạt động công nghiệp và nông nghiệp đang phơi bày những thách thức mới đối với Việt Nam. Tác động của tình trạng biến đổi khí hậu cũng làm đảo lộn cân bằng vốn có.

>>> Tham khảo thêm: Xử lý nước RO công nghiệp

Nước sạch có thể được định nghĩa là nguồn nước trong, không màu, không mùi, không vị, không chứa các độc chất và vi khuẩn gây bệnh. Tỷ lệ các chất độc hại và vi khuẩn không quá mức độ cho phép của tiêu chuẩn vệ sinh của mỗi quốc gia.

 

Ô nhiễm nước là sự biến đổi các thành phần của nước khác biệt với trạng thái ban đầu. Đó là sự biến đổi các chất lý, hóa, sinh vật và sự có mặt của chúng trong nước làm cho nước trở nên độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người do uống nước trực tiếp, sử dụng nước để sinh hoạt vệ sinh cá nhân hàng ngày.

 

Các yếu tố gây ô nhiễm  nguồn nước thường thấy gồm do ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước (chất độc hóa học, sự đốt cháy nhiên liệu trong sản xuất công nghiệp, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, bệnh viện, sử dụng hóa chất trừ sâu trong nông nghiệp…); Do nhiễm độc hóa chất vào nguồn nước trong quá trình sử dụng như kim loại nặng (Chì (Pb), Đồng (Cu), Thạch tín (As), các chất phóng xạ, các chất gây ung thư vượt nồng độ tiêu chuẩn cho phép; Do vi sinh vật: 80% các bệnh nhiễm trùng liên quan đến nước (đặc biệt là các vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột) ở các nước đang phát triển, khó khống chế và thanh toán như: các bệnh do virus, giun sán, côn trùng liên quan đến nước, các bệnh ngoài da, mắt… do dùng nước bẩn trong chế biến thực phẩm, ăn uống, vệ sinh cá nhân.

 

Các giải pháp về bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường giữ sạch nguồn nước nâng cao ý thức cộng đồng để giữ sạch nguồn nước bằng cách không vứt rác bừa bãi, không phóng uế bậy, không thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn.

 

Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Ngoài ra, chúng ta cần tiết kiệm nước sạch bằng các hành động cụ thể như giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước dội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; dùng lại nguồn nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây.

 

Đối với môi trường tự nhiên nước tạo ra vòng tuần hoàn “ mưa - nước ngọt – nuớc biển – mưa” để duy trì sự sống và phát triển muôn loài, điều hòa khí hậu toàn cầu tránh những tổn hại nguy hiểm khi nhiệt độ thay đổi quá nhanh giữa ngày và đêm. Người ta có thể nhịn đói 7 – 10 ngày nhưng không ai sống sót nếu không có nước quá 3 ngày. Cho nên nói không có nước thì không có sự sống là chắc chắn đúng.

Ý nghĩa của việc pháp cải thiện về nguồn nước sinh hoạt hàng ngày.

Việc cải thiện dịch vụ về nước và vệ sinh môi trường và quản lý nguồn tài nguyên nước mà một trong những thách thức lớn của Việt Nam, trong bối cảnh thay đổi khí hậu và các hình thành các thói quen sinh hoạt xã hội và kinh tế mới hiện nay gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của đất nước – những yếu tố tác động mạnh đến cân bằng tự nhiên về nước.

 

Việc cung cấp nước sạch và đầy đủ là một trong những điều kiện cơ bản để bảo vệ sức khỏe cho con người. Bảo đảm nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường sẽ góp phần khống chế được 80% bệnh tật. Bảo vệ môi trường sống để phát triển bền vững phải luôn được thực hiện bằng việc bảo đảm nguồn nước sạch và làm tốt vệ sinh môi trường ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.